Thursday, June 16, 2016

Tên Em Là Chi?

Tên Em Là Chi?

ELIZABETH BLOOM ALBERT






Oh, mon dieu,” cô ả nói, “lần đầu hả?”
Nếu hỏi--có phải lần đầu không?--thì còn nói là không.  Đàng này nói như lời tuyên bố `C’est ta première fois’, thì hết đường chối cãi.  

“ Vậy thì,” nàng nói,” làm một cái cho sướng đi.”  Nói xong là tụt váy liền.  Tui phải cản lại dẫu thèm ngắm nhìn và rờ mó cái thân hình quyến rũ với làn da nâu óng ả của ả.  Nhưng không đủ giờ để ” làm một cái cho sướng.”  Tui đã phải khóa trái cổng vào phòng đợi, mặc dù còn một người khách trọ đang đi lang thang ngoài phố.  Lát nữa hắn về mà thấy cửa đóng sẽ đập cửa rầm rầm.  Và  có điếc mấy thì ông bà chủ cũng thức dậy và kể như tui mất toi việc.  Ông bà chủ khách sạn ở dưới tầng trệt, cửa phòng đâm ra ngay sau cái quầy mà tui bỏ trống để mang ả gái giang hồ này lên phòng giặt tầng hai.  Ả nói ghé lại để cám ơn vì đã đối xử lịch sự với ả trong mấy tháng qua, nhất là vì đã cứu ả khỏi cái tai ương tối hôm qua.  

Quả tình mà nói, tối hôm qua mà tui không can thiệp thì nàng cũng rồi đời rồi.  Sự thực thì tui chỉ muốn tống cổ chúng ra khỏi khách sạn trước khi có phiền toái.  Vừa nghe tiếng lục đục là tui  đã cầm chìa khoá, đâm đầu đâm cổ phóng lên lầu.  Cửa căn phòng mở toang hoác như cái phéc-mơ-tuya quần của thằng đàn ông.  Hắn cao lồng nhồng và có tóc vàng như dân Thụy Điển hay Đan Mạch.  Một tay hắn nắm tóc còn tay kia cầm con cu gõ gõ vào tai ả.  Hắn đang đứng còn ả thì quì-ngay tại chỗ cái table de nuit trước khi bị lật chỏng gọng trên sàn.
“ Mời ông đi ngay,” Tui nói bằng một giọng bình tĩnh, đầy uy quyền mà chính mình cũng không ngờ.  “ Con điếm thối tha,” hắn nói, `Putain de merde’, rồi xổ ra một tràng tiếng ngoại quốc.  Có tiếng cửa mở rụt rè trên lầu trên.  “ Mời ông đi ngay,” tui nói lớn tiếng hơn.  “ Đây là một khách sạn đàng hoàng.”  Hắn xổ một tràng tiếng Đức và một cái `Putain de merde’ nữa.  Hình như tiếng Pháp hắn chỉ có nhiêu đó.  “ La police,” tui nói.  Dân nào mà không hiểu chữ đó.  “ Không đi tui cho gọi cảnh sát ngay.”  Hắn đâu biết tui cũng chẳng muốn dính dáng đến cảnh sát làm gì.  Đúng lúc ấy thì có tiếng còi hụ chọc thủng màn đêm.  Thằng khốn nạn buông ả ra rồi chạy ào xuống lầu.  Chắc hắn tưởng tui đã gọi cảnh sát và họ đang trên đường đến khách sạn.  
Tui nhấc cái table de nuit có cái đèn gắn liền.  Chân đèn bị móp và bóng thì bể tan tành.  Tui kiểm soát cái giường và thấy vệt máu trên khăn trải giường.  Tui cuộn khăn lại và để ả ngồi trên tấm nệm không trong khi tui xuống lầu lấy khăn mát lên.  

Cái đấm của gã đàn ông để lại một vệt cắt trên khoé mắt bên trái.  “ Em không thể mang mấy thằng đàn ông như vậy vào khách sạn được,” tui nói trong khi chườm gói đá lên mắt.  Đưa cho ả thì cũng được, nhưng tính tui vốn dĩ galant.  Tui choàng tấm chăn lên vai ả, rồi ngồi cạnh trên nệm, khám vết cắt.  Mascara chảy dài xuống má làm thành những vệt đen trên làn da nâu  Có lần ả nói tôi ả đến từ Haiti, phía bên kia quả địa cầu.

“ Tên em là gì? Tui hỏi ả.  Trước đây tui vẫn gọ ả là `madame’.  Ả có vẻ thích.  Ả cũng thích tui dùng chữ `vous’ với ả.  Nhưng hết rồi.  Ả đã làm tui mất tín nhiệm, và tui cố tình gọi ả bằng chữ `tu’, như gọi một đứa trẻ hay con chó, cái từ mà dân Tây hay gọi tất cả người Algerian, từ đàn ông đến đàn bà, trẻ con, trong suốt 130 năm cai trị thực dân của đất nước tui.  “ Tu as un nom?” tui hỏi.  `Cô có tên không?’
“ Émeline,” ả nói.  Rồi, “ Em hứa không làm vậy nữa.”
Quả tình nàng đã từng đến khách sạn cả chục lần với hàng chục người đàn ông.  Mấy người này lén lút, thận trọng chứ không ồn ào, hung hăng.  Họ trốn vợ, trốn người yêu, trốn chủ làm hay trốn sở di trú.  Họ không muốn gây chú ý.  Họ có khi đen kính đen trong khi trả năm-chục francs tiền mướn phòng, tiền mà tui nhét vào túi.  Phòng cho đĩ mướn không cần ghi sổ và là bổng lộc của nghề làm khách sạn.

Sau khi bỏ học, tui đã làm đủ nghề.  Có khi đi lau chùi văn phòng ban đêm.   Mùa hè thì bán báo trong cái kiosque nóng hầm hập.  Mùa thu thì quét lá trong vườn của lũ nhà giàu keo kiệt.  Vài tuần sau lại đi bán cây giáng sinh--một nghề tốt cho dân muslim--từ một cái chòi ven đường gần Porte de Versailles.

Thich nhất là việc rửa chén vì không phải làm đêm làm hôm, không phải dang nắng, mà cũng không phải làm theo mùa.  Tui cũng thích mùi nấu nướng và tình bạn của dân làm bếp.  Trong túi quần lúc nào tui cũng thủ sẵn một cuộn giấy trang kim để gói miếng thịt bê ăn còn dở hay pâté de foie gras chưa ai đụng tới.  Tui đã được ăn những món không bao giờ tưởng tượng sẽ đụng đến như măng tây, thịt vịt, thịt thỏ, thịt lợn.  Chỉ ngán những lần bố ráp.  Nhân viên sở di trú chuyên môn đến nhà hàng mà không báo trước để xét giấy tờ.  Lần chạy cuối cùng tui đã để lại cái áo mùa đông.  Đó là lúc tui kiếm được chân làm cho khách sạn.  

Chẳng hiểu tại sao khách sạn lại không bị bố ráp.  Không cần biết sang hèn, bốn sao không sao: nếu có lễ tân ban đêm thì chắc chắn phải là người ngoại quốc, và đa số không có giấy tờ.  Có phải tại nhân viên sở di trú không thích làm đêm? Hay tại bố ráp khách sạn chỉ bắt được một trự trong khi nhà hàng có thể nhiều đứa--bếp, bồi, rửa chén.  Hay tại mấy chả sợ mình nhận ra mặt, dù đã cẩn thận đeo kính đen khi trả tiền phòng rồi theo đĩ lên phòng?

Bình thường lên giường là lăn ra ngủ ngay, nhưng tối hôm đó sao tui cứ trằn trọc mãi.   Từ lúc khách đã về phòng cho đến khi họ giao bánh mì ăn sáng lúc sáu giờ, tui được phép khóa cửa, vặn đèn xuống thấp, và đặt lưng nằm xuống chiếc ghế bố trong phòng ăn.  Có khi ngủ như vậy được ba, bốn tiếng, nhưng cũng có khi nằm xoay trở không tài nào ngủ được vì lo không biết tìm đâu ra việc nếu bị đuổi.   

Những căn apartment khá to nhưng chỉ có hai phòng: một phòng đàng trước và một phòng ngủ.  Cũng có bếp nhưng không tính là phòng, nên chất đầy bếp lò, tủ lạnh, chậu rửa, và quần áo phơi khô.  Chậu rửa dùng làm đủ việc.  Rửa rau cũng nó, rửa chén cũng nó, mà giặt quần áo, cạo râu và nhúng khăn lau người khi không đi tắm hơi cũng nó luôn.  Chậu thau có nhiều màu khác nhau: xanh để rửa chén, xám để giặt giũ, hồng để cạo râu.

Phòng ngủ có ba cái nệm con đặt trên sàn nhà.  Bốn người mà ba nệm vì ít khi nào tất cả ở nhà cùng một lúc.  Tui làm việc khách sạn một tuần năm tối, và Malik làm hai tối ở một khách sạn khác.  

Malik là thằng bạn cùng quê.  Hồi bên Algeria, chúng tui cùng học trung học, sang Paris lại cũng cùng lớp cho đến khi tui bỏ học ngang xương năm thứ nhất.  Malik nói tại nó lì lợm nên có thể giả điếc làm ngơ với những lời lẽ mạt xát kỳ thị.  Thực ra lý do một phần do gốc nó là người Berber, một giống dân gần gụi với dân Âu Châu hơn Ả Rập.  Do đó nó mắt xanh, mũi lõ, tóc nâu có ánh bạch kim để dài-- thời bảy-mươi nên đứa nào cũng thích bắt chước Barry Manilow hay ban Bee Gees.  Có người Mỹ đen nước da không đậm và tóc không quăn nên nhìn tưởng là da trắng.  Thằng Malik cũng vậy.  Nó đổi tên thành Alik khi đi học, nghe cũng giống Alec, một cái tên rất Tây.  

Malik-Alik-Alec dọn vào chung cư trước tui nhiều tháng.  Nó có người quen đang sống trong đó.  Căn chung cư lúc nào cũng chật ních nhờ lời đồn truyền miệng.  Malik vừa dọn vào thì có người bị bắt và trục xuất về nước.  

Hamed là đứa ở lâu nhất nên đứa nào cũng xem nó như chủ nhà mặc dầu người thực sự đứng tên mướn nhà đã đi từ lâu.  Khi còn ở Algeria, Hamed đang học nghề thợ nề.  Sang Paris nó đi quét đường.  Mỗi sáng nó dậy lúc hừng đông để cạo râu, cầu nguyện rồi mặc chiếc áo liền quần màu xanh hoàng gia, một màu quá sáng cho người thích ở trong bóng tối.  Nếu không có ai ngủ trong phòng thì nó cầu nguyện phòng ngoài, còn không thì nó cầu nguyện trong bếp.

Chỉ có Hamed là cầu nguyện mỗi ngày.  Nằm ngủ trên ghế sô-fa mà giấc ngủ của tui bị gián đoạn bởi tiếng tụng kinh như hát của nó.  Lắm khi tui thắc mắc tại sao phải cầu nguyện.  Bộ nó đọc kinh nhật tụng để cảm tạ thượng đế cho nó di trú lao động nước ngoài, hay vì được vinh dự giữ cho đường phố Paris sạch khỏi tàn thuốc lá, đờm rãi và cứt chó, để nó có thể gửi nửa tuần lương về cho bà mẹ góa bụa viêm khớp của nó?  Hay nó cảm tạ thượng đế vì Abdou, thằng em không được thông minh sáng sủa cho lắm của nó, đang nằm ngủ say trong phòng?  

Hai con mắt của Hamed đổ dồn vào cái mũi to dầy làm cho nó có vẻ giận dữ mặc dù thực ra bản chất nó rất hiền lành.  Da nó nâu sạm và nhăn nheo vì suốt ngày phải dãi nắng phơi sương.  Tóc nó đen và bờm sờm nhưng không phải giữ ngắn như tui vì nó có giấy tờ đầy đủ.  Vậy mà mã tà chẳng chặn hỏi giấy nó bao giờ.  Hình như mấy chả đánh hơi biết được thằng nào có giấy tờ, thằng nào không.  

Cầu nguyện xong Hamed mới ăn sáng--một nhúm chà là, bánh mì khô quyệt sốt cay và nước trà đường mùi bạc hà còn thừa từ bữa tối là xong.  Nó xếp đồ ăn đi làm--mấu củ khoai tây luộc với một ít sốt cay, đôi khi một quả trứng luộc.  Cứ đến đầu tuần là thằng Hamed ra chợ mua về bốn kí lô khoai tây và hai tá trứng, mang về nhà luộc lên.  Nó để nguyên trong nồi rồi cất tủ lạnh.  Nó ăn chỉ có vậy cả tuần.  Nó mời tui ăn nhưng tui từ chối.

Thằng Abdou thỉnh thoảng mới ăn trứng và khoai tây.  Nó thích thức ăn của tui hơn.  Nó thích cũng phải--tui dùng rau tươi và thịt thà để nấu nướng theo công thức của mẹ tui.  Abdou bao giờ cũng xin phép trước khi ăn nhưng không bao giờ đợi câu trả lời.  Thì cũng chỉ nhún vai chứ biết nói sao giờ.  Tui hồi nhỏ sống chung với tám anh chị em nên không có thói quen sở hữu.  Hơn nữa, bánh để bẻ, thức ăn để chia sẻ. Chỉ phiền thằng khờ đó có một cái tật bật cái ra-đi-ô từ sáng tới đêm.  Buổi sáng đi làm về là đã thấy nó vặn ra-đi-ô tối đa, để sát bên tai.  Có nói nó vặn xuống thì một lúc sau khi có bài nào hay hay thì nó lại vặn to lên làm tui lại giật mình thức dậy.  


Tối hôm đó khi đến khách sạn, ông chủ gọi tui vào hỏi chuyện.  Buổi sáng ổng không nói gì vì không nghe thấy vụ huyên náo.  Chẳng có gì lạ, cả hai vợ chồng ổng đều hơi nghễnh ngãng.  Nhưng trong ngày chắc đã có người mách.  “ Nói tao nghe, “  ổng hỏi, “ hồi hôm chuyện gì xảy ra ở phòng số 8 vậy?”  “ Một cặp vợ chồng người Thụy Điển,” tui nói, “ nửa đêm đến mướn phòng.” Thằng chồng say bí tỉ; hai đứa cãi nhau; tui tống cổ chúng đi.  “ Sao không thấy tên họ trong sổ sách?” ổng hỏi. Thì đang định ghi tên nhưng hắn ồn ào to tiếng trong khi đứng đợi thang máy.  Tui bảo họ nói nhỏ, nhưng tới nơi thì thằng chồng đã thượng cẳng chân hạ cẳng tay và tui đuổi cả hai ra khỏi khách sạn ngay lập tức.  “ Thế chúng nó trả tiền phòng chưa?” ông chủ hỏi.  Có chứ, nhưng tui phải bồi hoàn tiền và giấy thông hành để họ đi càng sớm càng tốt.  Họ đã làm móp một cái đèn rồi, để lâu còn đổ bể thêm đồ đạc khác.   
“ Nó làm móp cái đèn hả?” ông chủ hỏi.  Tui thở dài gật đầu.  “ Mày làm việc coi được đó,” ông chủ vỗ vai tui nói.  Mới nghe tao lại tưởng mấy con điếm.  Thằng làm trước mày chuyên môn cho điếm mướn phòng rồi tiền phòng đút túi, tao phải đuổi nó.
“ Tui đâu có đời nào làm mấy chuyện như vậy,” tui nói.


Lúc đầu chỉ có ba đứa--Hamed, Malik, và tui.  Chẳng mấy khi thấy mặt nhau.  Tui với thằng Malik vừa đi làm vừa đi học, Hamed thì đi quét đường.  Thỉnh thoảng tui với thằng Malik đi uống cà phê hay làm vài ly bia với nhau; Hamed thì chỉ lủi thủi một mình.  Căn phòng có vẻ trống trải cho ba thằng ít khi nào có nhà.  Nhưng rồi cha Hamed qua đời.  Điện tín tới cùng ngày tui bị sở di trú bố ráp nên mới có mặt ở nhà chứ không thì cũng đi làm rồi.  Khi Hamed về nhà, nó nhờ tui đọc điện tín cho nó nghe.  Bởi đó tui mới biết thằng Hamed nó mù chữ.

Hamed đi một tháng sau trở về, dắt theo thằng Abdou.  Nó nói thằng Abdou sẽ ở hai tuần và xin tui ngủ ghế xa-lông để thẳng ngủ trên giường.  Lúc bấy giờ tui đã làm việc khách sạn nên không mấy khi về nhà ngủ đêm.  
Lúc ấy Abdou mới mười bảy tuổi.  Trông nó giống Hamed, chỉ khác cái răng hô và cao hơn.  Da nó cũng khác.  Da nó màu ô liu làm tui thắc mắc nó có ra ngoài lúc ban ngày không.
Hamed trở lại đi làm ngay; mất mẹ nó một tháng lương rồi mà.  Tui thấy nó cũng tội, một thân một mình.  Mới mất cha, chắc còn nhớ mẹ.  Ban ngày rỗi rảnh không làm gì nên tui dắt thằng Abdou đi ngắm cảnh.  Tui đưa nó đi coi tháp Eiffel, dạo trên đại lộ Champs-Élysées, tui còn mang nó lên nóc Khải Hoàn Môn để nhìn toàn thể thành phố, nhưng nó có vẻ thích thú với cây kẹo tui mua cho nó hơn ngắm cảnh quan.
Abdou đến Paris với ba cái quần, cái nào cũng ngắn, và bốn cái áo có gài nút, cái nào cũng chật, có cái rách cùi chỏ.  Quần áo và hàm răng hô, đã làm thằng Abdou trông đần độn hơn thực sự.  Răng hô thì chịu, nhưng quần áo thì đã có cách.  Tui dắt nó đi mua sắm, mua cho nó một cái quần jean, hai cái áo, và một cái áo khoác. Thằng Hamed ngạc nhiên vì lòng rộng lượng của tui.  Nó đặt tay lên ngực để cám ơn tui.  Nhưng tiền mua quần áo là tiền cho đĩ mướn phòng; cái đồ của thiên trả địa.

Hai con đĩ đầu tiên tới khách sạn tối hôm ấy, tui đều từ chối.  Không có phòng trống, tui nói láo.  Khi thấy Émeline, tôi nhẩy dựng lên.  “ Cô lì thiệt tình nên mới dám vác mặt tới đây tối nay,” tôi rít lên với nó,
“ Chút nữa tui bị đuổi rồi cô có biết không.”  Ả đi một mình, không có khách bên cạnh.  “ Tui chỉ đến hỏi thăm thôi,” ả nói, “ và để cám ơn anh.”
Khi ả đề nghị lên phòng giặt thì tui từ chối thẳng thừng.
“ Họ không nghe thấy đâu,” ả nói. “ Họ tháo máy nghe ra rồi.”
“ Sao cô biết họ dùng máy nghe?” tui hỏi.
“ Cái anh làm việc trước đây nói tui nghe.  Ổng bả già cúp thùng thiếc rồi.  Mười giờ là ngủ say rồi.”
“ Thế nó có nói họ giấu tiền chỗ nào không?”
“ Không,” ả nói.
“ Tốt,” tui nói, “ Bởi vì tui không muốn biết.  Thế nó có nói tại sao bị đuổi không?  Tại cho hạng người như cô mướn đó.”

Hai tuần, rồi bốn tuần, rồi tám tuần.  Chẳng có dấu hiệu gì cho thấy thằng Abdou sẽ đi về Algeria.  Bây giờ là mùa xuân, ngày dài, khí hậu ấm áp.  Nếu rủ Abdou đi mua thức ăn, thuốc lá hay bột giặt thì nó đi, còn không thì nó ở nhà tối ngày.  Một hôm Hamed đi làm về, mang theo cái ra-đi-ô cho thằng em đỡ buồn.  Ra-đi-ô cũng thích, Abdou nói, nhưng TV thì thích hơn.
“ Tiền đâu mua TV? Bộ muốn mẹ và em đói nhăn răng ra hả?”

Phòng máy giặt sực mùi thuốc tẩy và khăn lau nhà chưa giặt; Émeline nực mùi nước hoa rẻ tiền.  Ả để mở phéc-mơ-tuya áo để tui có thể cúi xuống bóp vú trong khi ả thổi kèn.  
Xong suôi tui quì xuống hôn ả nhưng cố tình tránh cặp môi, chỉ hôn lên má, dĩ nhiên né tránh vết thương trên mi mắt.  Tôi thắc mắc không biết ả sang Pháp theo diện du học như tui, hay theo diện du khách rồi ở lại như Abdou?  Tui thắc mắc không biết ả có thỉnh thoảng gọi mẹ hỏi công thức nấu ăn như tui không?

Tui ráng không phiền hà thằng Abdou khi trả tiền nhà mỗi tháng.  Tui tự nhắc nhở là hoàn cảnh nó khác, cha mẹ tui không phải trông vào đồng lương tui làm ra bên Pháp.  Cha mẹ tui vẫn tưởng tui còn đi học chứ đâu ngờ tui đã bỏ học hai năm nay rồi.  Mỗi người một hoàn cảnh.  Nhưng sao tui vẫn khó chịu vì phải trả một phần ba tiền nhà trong khi có bốn người ở chung, tui lại phải ngủ sô-fa mỗi cuối tuần, rồi lại trông chừng thằng nhỏ khi Hamed đi làm ban ngày.
Cả mùa hè thằng Abdou nằm trong nhà, rồi mùa thu trời se lạnh và gió heo may, mùa tui thích nhứt, đến rồi đi.   Tới mùa đông thì nó bắt đầu đi hàng giờ đồng hồ.  Tui chẳng bao giờ hỏi đi đâu.  Tui đâu phải là anh em gì với nó đâu.
Có lần nó vác về một cái TV trắng đen nhỏ và cũ.  Đâu ra mà có? Thằng Hamed nổi giận lôi đình.  Tí nữa thì nó giáng cho Abdou cái bạt tay.  “ Mày làm cái trò gì? Bộ muốn bị trục xuất hả?”  Nó tưởng em nó ăn cắp ở đâu về.  Nhưng tui nghĩ khác.  Có lần, khi tui ngồi xuống sôfa coi tin tức với Abdou, nó quay lại hỏi tui có bao giờ, làm cái đó chưa.
“ Làm cái gì?” tui hỏi.
“ Cái đó đó.  Làm chưa,” nó nói.
“ Có phải mày hỏi tao có làm tình chưa hả?”
Nó đỏ mặt gật đầu.  Khi tui nói có, nói hỏi thêm.  “ Thế anh tính người ta bao nhiêu?”



















Monday, June 6, 2016

Ma Cô

Ma Cô

A MEMOIR

Olivia Chia-lin Lee tốt nghiệp đại học UC Berkeley với ý định học lên thần học.  Nhưng cô bỏ học, đi làm việc tổ chức cộng đồng tại Oakland, tranh đấu cho thành phần công nhân có lợi tức thấp.  Sau đó cô đã trở thành một trong những cô gái gọi đắt tiền nhất của San Francisco.  Vài năm trở lại đây, cô đi trồng khoai ở Hanalei, Kauai.  Truyện “ Ma Cô” được trích ra từ một tự truyện đang được viết của cô, The Propaganda of a Woman.


Eric mướn trẻ con.  Nếu không vị thành niên thì cũng chỉ vừa đủ tuổi.  Đôi khi có trường hợp đặc biệt như tôi-- tuy hai-mươi-hai tuổi nhưng trông chỉ mười bảy.  Tôi như một món quà trên trời rơi xuống vì chỉ cần vài tuần huấn luyện là xong.  Không như những em khác phải cả năm trời mới học được những mánh lới tinh xảo của giới gái gọi cao cấp ở San Francisco.   Đối với hắn đó là vấn đề thực tế làm ăn.  Phường Tú Bà, Mã Giám Sinh chỉ biết nhìn vào con số.  Như dưới trướng có bao nhiêu em? Trẻ đẹp cỡ nào?  Có bao nhiêu khứa chịu chi?
Hắn nhìn săm sói trong khi tôi bước ra khỏi xe.  Mặc dù tôi mặc bộ com-lê màu xám, đi giày cao gót đen, đeo chuỗi hạt, và trang điểm qua loa như lời chỉ dẫn, hắn vẫn thấy được cặp đùi thon dài ôm lấy một thân hình năm-foot-bảy-inch của tôi.  Tôi bước đi như một lực sĩ.  “ Trông giống con trai,” hắn ghi vào cuốn sổ tay.  Tôi có xương thịt của một đứa con gái dậy thì.  Thân xác đàn bà không khác nước hoa trong lọ mà Eric đợi đến chín mùi rồi mới cho mở nắp tỏa hương.  Trong cái thế giới của nhu cầu tức thời, hắn không chỉ là Mã Giám Sinh mà còn là một sư trưởng đầy thủ đoạn và kiên nhẫn của giáo phái dục tình.  Khách nào cũng sẽ phải trả tiền đầy đủ cho từng giây phút tận hưởng khi hắn để dành một kiều nữ khỏi con mắt chằm bập của thị trường.  Vật phẩm cung hiến mang dấu ấn không thể tẩy xóa được của hắn.  Từ ngày này trở đi, tôi đã được đóng dấu với nhãn hiệu “kiều nữ của Eric.”
“ Em người Tàu hả?” là câu đầu tiên hắn nói với tôi khi vừa gặp.  Tôi làm nhòa mặt hắn để khỏi bị phân tâm.  Tôi đã được căn dặn bởi lũ “chiêu mộ” là nếu trong ba mươi giây đầu mà không thuyết phục hắn được bằng giọng nói, sự dí dỏm, nét duyên dáng, và sắc đẹp của mình thì hắn sẽ mời đi ngay lập tức.
“ Người Đài Loan,” tôi sửa hắn.  Hắn mời tôi ngồi xuống ghế đối diện.  Tiệm ăn bốn-sao quay ra vịnh vào lúc ba giờ chiều không có đến một người khách.  Giờ hẹn cho hắn độc quyền sử dụng.  
“ Người đảo quốc.” Hắn ghi xuống sai lầm của thư ký.  Hắn quay lại nhìn tôi bằng cái nhìn chăm chắm của một người mẹ nhìn đứa con mới sanh.  “ Nhưng em có thể thủ vai người Okinawa, Tây Tạng, Tahiti, Eskimo, hay Miến Điện.” Hắn hít hơi và nén lại trong khi trầm ngâm suy nghĩ.  “ Đa số gái đến với anh vì bị quyến rũ bởi lối sống.  Và anh sẽ uốn nắn các nàng để trở thành gái hạng nhất.   Anh có cảm tưởng em muốn cái gì khác.  Tại sai em lại muốn làm cho anh?”
Tôi tìm kiếm câu trả lời.  “Tò mò.”
Hắn có vẻ ngạc nhiên.  “ Tốt nghiệp Berkeley với văn bằng danh dự.  Em định làm nghề gì vậy?”
“ Tôi định nộp học tiến sĩ thần học tại trường Thần Học Harvard.”
Hắn lặng người nín thở.  Chưa gặp ca nào như ca này.  “ Rồi sao?” hắn nhếch mép cười.
“ Cha tôi bệnh rồi chết.  Và tôi thay đổi kế hoạch.”
“ Hừm.  Vậy là trước khi em quyết định trở thành gái gọi cao cấp thì em đã tính làm…”  Mười lăm giây trôi qua.
“ Mục sư.”
Đầu óc hắn làm việc như máy, tính toán đủ thứ trước khi tôi mở miệng.  Hắn nhìn tôi chằm chằm trong khi hỏi câu hỏi kế tiếp.  “ Thế thì anh được lợi lộc gì?”
“ Khi tôi mười ba tuổi, một thiên thần vào phòng tôi trong khi tôi đang cầu nguyện làm tôi mù mắt.  Bây giờ tôi phải đeo contact lens mà cũng chỉ thấy mặt anh mờ mờ.
“ Nhưng tôi phát triển được khả năng ngoại cảm, có thể cảm nhận được những mơ ước và khao khát thầm kín của người khác .  Tôi có thể cho anh biết họ yêu cái gì, ghét cái gì.  Hồi đó tôi có ý định đi truyền giáo hay làm mục sư.  Nhưng giáo hội của tôi không cho phép đàn bà lên tòa giảng.  Trước đây tôi không tin nhưng khi cha tôi chết thì tôi mới tin.  Giờ thì tôi muốn tìm một lãnh vực khác để thi thố tài năng của mình.”
Tôi nhìn hắn, không phải để thấy hắn, mà để hắn thấy tôi.  Trong mắt tôi là ngọn lửa của thiếu nữ dậy thì mà hắn muốn mướn.  Phần còn lại, hắn có thể đục đẽo dần dần trong những tuần lễ tới.  Cái tuổi hai-mươi-hai không quan trọng.  Cái quan trọng là con người mà nàng sẽ biến thành sau khi hắn uốn nàng vào vũ thế ballet arabesque.  Hắn đã quyết định, nàng sẽ là một con thiên nga đen.  Không còn là một con vịt con xấu xí.
“ Cô nào anh chọn cũng đều đặc biệt.  Không người mẫu thì cũng tài tử phim sex, không gái nhà lành bỏ đi hoang thì cũng dị nhân kiểu như em--vừa dâm đãng, có tham vọng, mà lại trẻ đẹp.  Anh sẽ uốn nàng thành người đẹp ngoài sự mong ước.  Thường thì anh bắt đầu ở tuổi mười bốn, mười lăm.  Cao lắm là mười chín.  Em đặc biệt lắm nên anh mới cho thử.  Được hay không thì phải tùy khách “nếm trước” thẩm định.  Mỗi người mỗi khác.  Mỗi người mỗi sở thích.  Chẳng có em nào có thể chiều được mọi người.  Mục đích không phải để thành người đàn bà lý tưởng tuyệt đối.  Làm gì có chuyện đó.  Mục đích là để trở thành người đàn bà lý tưởng trong phạm vi tương đối của mình.  Và anh sẽ làm cho chúng ngưỡng mộ em.”
Hắn viết “ Quyền năng? Ngây thơ?”  bên cạnh tên tôi, rồi hí hoáy viết thêm cái gì tôi không thấy.  “ Tên mới của em là…” Hắn nheo mắt nhìn tôi như chờ thần cơ khải ngộ.  “ Cody.  Kể từ giờ trở đi, anh không còn biết đến con người cũ của em.  Đừng bao giờ sử dụng tên cũ, nhất là trên điện thoại.”
Tôi nhìn hắn bằng con mắt thấu thị.  Những hình ảnh hỗn loạn chớp nhóa trong tâm tưởng.  Lát nữa sẽ giải mã sau.  Nhưng bây giờ thì biết càng ít càng tốt.  Eric biết người ta không tung tiền ra vì dung mạo bề ngoài của tôi--nhất là nếu so sánh với những kiều nữ khác.  Chúng là những con mannequin, lột xác nhờ dao kéo, trông đứa nào cũng như đứa nấy.  Vậy mà hắn ra giá của tôi gấp đôi tụi nó---mời chào như mời chào moóc phin hay ma túy đá.
“ Anh muốn chúng nó thờ lạy em,” Eric nói tôi ba tháng sau.  “ Em không phải người đẹp trong mộng của chúng, em là người đẹp của thực tại.  Em là lý do nó lấy vợ ba mươi năm trước đây. Em là cái xì-căng-đan khiến vợ nó bỏ nó.  Em đóng tuồng lại hay mang nó trở về giai đoạn ô nhục của đời nó--trở về tình yêu, khí phách hào hùng, mặc cảm tội lỗi, cái gì cũng được.  Phải sẵn sàng đối diện với đứa đàn ông hay thằng con nít của thời điểm ấy.  Em khác mấy con mannequin kia ở lòng tin.”
Tôi hoàn toàn thiếu chuẩn bị với những gã đàn ông mà hắn sắp xếp cho gặp.  Tôi không những là vợ, là mẹ, là nhân tình, mà còn là kẻ giải tội.  Và tôi đã chặt chúng thật đẹp.  Chúng năn nỉ tôi hiếp dâm để giải thoát chúng khỏi những cơn đau dày vò.    Eric mua cho tôi sách dạy S&M, sách mật tông, sách phân tích tâm lý Jungian, và băng cát xét giải mộng để phân tích những biểu tượng trong những cuộc hoan lạc.  Khi tôi ngã quị thì hắn gửi tôi đi tĩnh tâm ở Sonoma.  Và cuối cùng hắn đi gặp bác sĩ tâm thần.  Cho hắn, không phải cho tôi.  
“ Tôi có một nhân viên hay giận dữ,” hắn tâm sự với bác sĩ Điên Đầu.  “ Lương nàng gấp mười lần lương của ông, chỉ phải làm hai tiếng một tuần và là một nguồn lợi quí báu của công ty tôi.  Và tôi đã điên lên vì nàng.”
Hắn trở ra, biểu diễn quán niệm hơi thở cho tôi coi.  Tôi cố nín cười.  Thở, Eric. Thở đi, bởi vì tôi không cần.  Tiền típ của tôi còn hơn tiền lương bác sĩ tâm thần của anh.  Vấn đề không phải là tiền mà là tín ngưỡng.  Cuối cùng Eric gửi tôi đi gặp bác sĩ tâm thần.
“ Sự phẫn nộ của cô, hiểu không…”  Bác sĩ Điên Đầu nói.  “ Nó, à...hơi có vẻ trừu tượng, theo như lời của Eric.  Nó, à, không có mục tiêu nhất định.  Ngoại trừ đàn ông, mà làm cái nghề của cô, thì…”
“ Có thể thông cảm được?” tôi tiếp lời của ông ta.  Ổng bắt tôi ngồi xếp bằng trên thảm trước bàn phòng khách.  Tôi đang cầm một nắm bút chì màu trong tay trong khi ông nằm có vẻ thoải mái trên chiếc ghế dựa.  Ông đang lúng túng tìm chữ.  Tôi nghĩ tôi đã làm ông khớp.  
“ Eric nói mấy cô được cưng chiều quá đáng.  Nào là cố vấn thời trang, người mua sắm riêng, chuyên viên trang điểm có bằng cấp, còn…” ông muốn nhìn xuống giấy nhưng thấy tôi nhìn chằm chằm nên lại thôi.  “ Đi chơi thì toàn là khách sạn năm sao, ăn tối lãng mạn dưới ánh nến và rượu vang, quà tặng toàn kim cương hột xoàn, vậy mà nếu không ưng thuận thì không được đụng chạm đến người.  Có vẻ hơi--không thực.”
“ Thế Eric có nghĩ là thái độ tôi cũng thiếu thực tế không?”
“ Thì cũng chả trách được.  Có lẽ do một nguyên nhân trong quá khứ?”
“ Một chấn thương tâm lý thời thơ ấu?”
“ Phải,” ông gật đầu.
“ Tôi sanh ra trong một gia đình trung lưu, lớn lên ở ngoại ô, đi học giáo lý cuối tuần, có mặt đằy đủ trong những buổi hội ngộ gia đình, picnic, trại hè tennis.  Đôi khi đời sống có hơi tẻ nhạt.”
“ Đó có phải lúc mà cô xem đàn ông như đồ chơi không?”
Tôi lấy đầu sáp của Crayola vạch lên mặt véc ni bàn.
“ Eric quan tâm vì cô có vẻ không vui.  Mấy cô khác ra vẻ thưởng thức lối sống xa hoa trong khi cô xem những người đàn ông này như, ...chó mèo.”
“ Phải đấy, có lẽ họ chỉ là con vật,” tôi trầm ngâm suy nghĩ.  “ Khách hàng là vật tế thần và làm tình chỉ là nghi thức. “
“ Eric không nghĩ cô muốn kiếp sống vô thường.  Cô thích--” ông nhìn xuống tờ giấy. “ Tiền không thích mà khoái lạc cũng không...thế thì cô thích gì hả cô Cody?”
Tôi không thể nói lên sự thật.  Chả lẽ nói huỵch tẹt là tôi muốn linh hồn của họ.
Tuần lễ sau bác sĩ Mách Lẻo nói Eric là tôi không xem khách hàng là con người, đó mới là vấn đề.  Tôi đã trở nên “kiêu căng” vì có cái quyền lực vạn năng của cô gái gọi.  Nhưng vẫn đỡ hơn là “phù phiếm.”  Thế là tôi bị kỷ luật, phải gia nhập đội tuyển hạng nhì để tiếp khách “dễ thương,” chỉ cần xoa bóp không tới sáu mươi phút.  Eric hy vọng những lần tiếp khách “giảm giá” này sẽ hoán cải tôi thành một kĩ nữ hạng sang “bình thường.”
Ông ta đâu có biết tôi đào sâu cỡ nào để đi tìm cái mình muốn biết.  Tôi biến mấy ông khách “dễ thương” của Eric thành con vật thí nghiệm cho những thăm dò tâm lý tình dục của tôi.  Khi họ đờ đẫn vì ghiền loại sex lệch lạc, quái gở và gọi điện thoại đòi thêm thì Eric xóa tên tôi trên danh sách khách cũng như của bác sĩ tâm lý.  Lúc ấy thị trường đang “nóng,” và hắn phải sắp xếp để thỏa mãn.  Khách yêu cầu loại gái giải quyết giờ chót để chẩn đoán và trị liệu nỗi đau của họ.  “ Một thứ chuyên gia?” tôi hỏi Eric.
“ Không, một bác sĩ giải phẫu cấp cứu.” hắn giải thích. “ Cho dù gặp một lần chẳng làm được gì, nhưng tụi nó sẽ không phản ứng cho đến khi em thấy được tâm bệnh thật của chúng.  Em không cần phải chữa chúng nó.  Chỉ giả vờ biết căn nguyên bệnh tật.  Cứ phịa đại ra.”
Nhưng tôi cầm lòng không được.  Phải dùng đến dao mổ.  Khi tên ấu dâm hay CEO, nghị sĩ hay siêu sao muốn chơi tôi như một cách để rửa sạch mặc cảm tội lỗi-- thì tôi không nhìn thấy tiền tài, danh vọng, hay tuổi tác, mà chỉ thấy một thằng nhỏ hôn lên môi cậu nó hay ăn cắp trái cây trong vườn lần đầu, cái giây phút mà tình yêu chắp cánh bay đi hay lòng công chính bị đánh mất vì lựa chọn.  Không gì đau bằng tình yêu, sự trả thù tối hậu của đàn bà, vì nó cắt sâu và để thẹo như một con dao.
Claudia, phụ tá của Eric, xuất hiện lù lù trước cửa nhà tôi.   Cô ả có dáng người tròn trĩnh và mái tóc bạch kim, trông mặt mũi thì như ba-mươi-mấy nhưng phong thái của người bốn-mươi hai.  Cô ta rút cái thước đo đang khoác trên vai để đo kích tất và khám tàn nhang, nốt ruồi, lúm đồng tiền, sẹo, lông tay lông chân, vết xâm, mỡ bụng, mụn nhọt, và trứng cá.   Ả chụp ảnh tôi mặc com-lê rồi phác họa tôi mặc bikini trên giấy vẽ.  Cuối cùng, ả khám chỗ kín và núm vú.
“ Em có wax lông không?” ả hỏi.  Một bên mũi bị bẹp xuống nên giọng ả phải thổi qua một ống ngắn. “ Tất cả.”  Ả vỗ bụng tôi nhưng muốn ám chỉ đám lông tơ mọc lún phún chung quanh hậu môn và âm hộ
“ Gầy như que củi, lý tưởng,” ả ghi xuống bên cạnh bức phác họa.  “ Núm vú nhô ba phần năm phân, một dấu hiệu trưởng thành.
“ Nếu muỗi cắn--hay trầy da, nổi mụn, da sạm có vệt, thì em phải gọi cáo bệnh ngay.  Chị sẽ tới khám ngay, ok?”  Giấy kẻ ô vuông có vẽ biểu đồ cơ thể, chắc để chú thích cho khuyết điểm trong tương lai.  Ả đưa tôi cái ly nhựa để thử nước tiểu.  “ Nhìn thấy da mỡ màng thế kia thì chắc không cần thiết.
“ Không được chích choác, hút thuốc, rượu bia, nước ngọt, đồ chiên, sô-cô-la, hay cà phê.  Trừ trường hợp đặc biệt khi đi chơi với khách.”
Ả rút điện thoại cầm tay gọi cho Eric.  “ Nàng khoẻ như con nghé và có thân hình của một em mới dậy thì, Eric.”
Sau này Eric kể lại.  “ Claudia chấm cho em con A cho sắc diện, B-trừ cho thái độ.” Hắn rút một tấm thẻ có địa chỉ của khách đầu tiên.  “ Jacque.  Ba tiếng.  Ba ngàn đô.”  Hắn quay lại nhìn tôi.  “ Đi khách ba lần xong sẽ được lên lương.  Sau này khách sẽ đặt giá cho em, thường thì trên mức ấn định của anh.  Cái này chỉ là giá khởi sự.
“ Nhớ, em là người lịch sự. Đứa nào không đối xử lịch sự thì phải nói sao?”
“ Phải nói KHÔNG.”
“ Không, không, không phải.” hắn ngúc ngoắc ngón tay.  “ Phải nói, tôi là người đàn bà lịch sự.”
Rồi hắn đưa lại cái thẻ cho tôi.  “ Vui vẻ nhé.  Đừng quên nụ cười.”

Tôi hồi hộp nhấn chuông ngôi biệt thự năm-tầng bằng gỗ ở Berkeley hills.  Tôi đeo băng-đô nhung, tóc đen dầy cuốn lọn và môi thoa lớp son hồng.  Tôi chỉ mang theo cái ví cầm tay làm bằng vải cùng loại với cái váy ngắn bàng len sọc màu xám.
“ Bonjour.” Một người Pháp mở cửa, nhìn tôi với vẻ ngạc nhiên.  “ Em đẹp quá.  Mời vào.  Em có phải là Cody không?”
“ Dạ.”
Chàng ta đưa tôi ra phía sau đến một góc nhỏ dùng làm nơi giải trí thoải mái.  Những kệ sách xếp đầy trò chơi và DVD.  Chàng rót cho tôi ly rượu vang lấy ra từ một cái tủ đục ra từ thân cây sồi.  Chàng ngồi xuống chiếc ghế sa-lông đặt trước một cái TV nhỏ.  “ Tôi đang ngồi thoải mái trước khi em tới.  Mời em ngồi xuống.”
Tôi ngồi ngại ngùng trên mép chiếc đệm màu xanh đậm trong khi chàng ngả người ra sau, mắt dán vào những chiếc xe đua trên TV.  Tiếng máy xe nổ làm rung chuyển những cái loa treo trên tường.  
Theo như hồ sơ của Eric thì anh chàng này thích trò chuyện hơn thích sex.  Chúng tôi nói chuyện trường học, con gái của chàng, người giúp việc au pair (nói khẽ. Cô ta đang trên lầu), công việc làm ăn (bất động sản của công ty).   Chữ S của tôi nghe như tiếng xe xì lốp.  Chàng nhìn chằm chằm vào cái tam giác nơi quần lót màu hồng của tôi và tỏ vẻ đăm chiêu.  Chàng đặt ly rượu đã uống cạn xuống và hỏi.  “ Em làm cái vụ này mấy lần rồi?”
“ Đây là lần đầu.  Bộ Eric không nói hả?” Tôi cau mặt.  “ Em là con nhà lành mà anh.”
“ Phải rồi, anh quên,” chàng nói và thôi không tấn công.
“ Nhắm mắt lại, em có quà bất ngờ cho anh,” tôi trêu chọc.  Chàng lấy tay che mặt nhưng hé mắt nhìn qua kẽ ngón tay.  Tôi đứng lên chổng đít vào mặt chàng rồi ngồi xuống lại.  
“ Làm lại đi,” chàng nài nỉ nhưng lần này không thèm che mặt nữa.  Tôi làm chàng chóa mắt bằng cái váy của tôi--quần lót-không quần lót, mông, xoay trước ra sau, những mảng da thịt màu quả mơ trong khi chàng dán mắt vào cái quần lót vải cô-tông tuột xuống giữa đùi rồi lại kéo lên như thang máy. Cuối cùng chàng nắm nó, kéo tuột xuống đầu gối.
“ Đừừừừừng,” tôi rên rỉ.  Chàng cù lét để tháo nó ra khỏi cổ chân của tôi cho đến khi tôi không còn mặc gì dưới cái váy.  Tôi ghẹo chàng bằng cách cúi người tới và thổi vào tai.  “ Anh có làm thiên thần mông đít bao giờ chưa?” tôi hỏi.
Chàng nghệt mặt ra.
“ Đây.” tôi chộp lấy chai dầu Baby Johnson từ kệ sách gần đó.  “ Giờ mình cần một cái bông phấn. “
Chàng chạy vào phòng trẻ con và mang lại một gói talcum thơm.  Tôi bắt chàng ngồi còn tôi thì đứng nghiêng qua một bên, để khi cúi chổng đít xuống thì chàng có thể thấy một bên của cái mông trần truồng của tôi.  “ Bôi dầu xong rồi rắc phấn đi,” tôi ra lệnh.  Chàng thoa một lớp dầu thật nhẹ nhàng lên tôi.  Những giọt mồ hôi lấm tấm chẩy ra từ chân tóc chàng.
“ Anh sẽ rắc phấn đây,” chàng nói, giọng khản đặc.  Tôi đứng dạng chân trong tư thế sẵn sàng.  Bụi phấn rụng đầy như bão tuyết và mặt chàng trắng xoá như một ông già.
“ Đi theo em,” tôi chạy nhún nhảy khắp nhà, hết tầng này tới tầng kia --ngoại trừ tầng của con au pair-- đặt cái đít dính đầy dầu và bột phấn lên ghế, mặt bàn kiếng, quầy đá cẩm thạch, ghế gỗ đỏ, cả một cái đàn ghi-ta mà chàng đánh vào đít tôi như một cái vợt vũ cầu .  Mỗi lần tôi ấn đít xong là chàng lại rắc lại bột phấn lên mông.  Vài tiếng sau, cả bốn tầng lầu đều được in dấu mông đít của tôi.  Cái rõ nhất là tấm gương đóng khung treo trong phòng trẻ con, mà chàng đã giữ cái bàn thay tã để tôi trèo lên.  
“ Anh muốn em cứ là baby mãi.” Chàng mỉm cười.  Tôi bi bô và ngậm ngón tay cái như một đứa bé.  Khi chàng rờ rẫm gần tới cửa mình thì tôi nhổm đít ra chỗ khác.  “ Arrrr, arrrr, Daddy,” tôi rên rỉ.
“ Oh, ohhh,” chàng ra bộ xin lỗi và chu mỏ ra, “ Daddy muốn chùi baby.”  Chàng như điên lên khi được thoáng nhìn những cánh hoa âm môn đầy sương khói.  “ Oh baby...Mmmm.  Baby có thương Daddy không?”
Tôi gập người vào ngực chàng và thủ thỉ, “Daddy.”  Giọng chàng trở nên khàn khàn.  “ Yeah, em thích chơi với Daddy, không như mấy thằng khốn nạn trong sở, tối ngày chê bai portfolio của Daddy, rồi còn gọi Daddy là thằng già vô dụng.  Mmm...Anh là Daddy hả baby?  Anh có phải là Daddy không?”
Tôi chẳng cần phải cựa quậy vì người chàng đã toàn thân rúng động.  Chàng muốn tất cả lựa chọn lúc bắt đầu những liên hệ, nghề nghiệp, và cuộc đời được mở rộng.  Khi chàng tới, những cái xú báp sẽ tự tống khứ rồi đóng lại.  Cuộc đời sẽ chạy bằng siêu tốc đến chung cuộc khi chàng thấy tinh dịch trên bụng nàng.  Và rồi chàng đẩy baby khỏi cái phẹt-ma-tua quần.  
“ Đừng, Baby, không phải cho em.”  Chàng rục cằm vào trong cổ của mình.

Trước khi đi, tôi đáp lại cái quần lót cho chàng giữ làm khăn mù-soa, và ba phút sau chàng gọi Eric để cho điểm tôi.  “ A-cộng!”

Bữa ăn tối tại Chez Monsieur Paul

Bữa ăn tối tại Chez Monsieur Paul

AN ESSAY BY SYLVIE BIGAR



Kể từ khi rời Âu Châu về New York để lập gia đình cách đây hơn hai mươi năm, tôi chưa hề về thăm Lyon lần nào.  Chuyến này thì tôi sẽ trở về để viết bài cho Food Arts về những tay đầu bếp sừng sỏ đã một thời làm sôi động thành phố.  Tôi lớn lên ở Geneva nhưng bà nội Madeleine của tôi sanh ra tại Lyon, và hồi tôi còn bé, cha tôi đã có văn phòng ở đó. Mỗi thứ Năm, sau khi viếng thăm nơi mà cha tôi và thế hệ trước ông gọi là “ thủ đô ẩm thực,”  ông đều mang về món fromage blanc en faisselle, một trong những đặc sản của Lyon, và rồi ba chị em tôi vừa liếm láp vừa cãi nhau chí choé vấn đề nên hay không nên ăn với đường.  Thành phố Lyon bây giờ đã thay đổi, đã giũ bỏ bức màn cát bụi và tội phạm để khoác lên người một nhân cách chau chuốt.  Cha tôi qua đời cách đây không lâu, và tôi nghĩ, có lẽ may ra mình có thể tìm lại được một mảnh hồn của ông  trong cái thành phố mà ông đã một thời quá quen thuộc.  Tôi đi lang thang, đắm mình trong ánh san hô dịu dàng của những khu phố thời Phục Hưng, thỉnh thoảng lại ghé mắt lén nhìn vào những xưởng vẽ thủ công nghệ đã có từ lâu để tìm lấy bóng hình của cha.

Đi đâu tôi cũng thấy người ta ăn uống.  Nhờ vị trí đắc địa nên bao nhiêu thế kỷ qua, Lyon đã là trung tâm của lắm thức ngon vật lạ nhất nước Pháp.  Những bouchons lâu đời (một loại bistro tương tự như ở Paris nhưng chuyên trị những món rất là Lyonnais như xúc xích, paté gan vịt hay thịt quay) vẫn trưng bày dưa chuột muối chua ngâm trong những hũ sành có kẹp bằng gỗ máng bên quai.  Bistro thời thượng nhất phải kể đến Le Bouchon des Filles; và Nicolas Le Bec, một tay enfant terrible tóc vàng bù xù, chuyên mặc đồ đen trong bếp, đã mang về hai ngôi sao Michelin cho nhà hàng cùng tên dưới phố của lúy, đã mở một quán ăn xuề xòa láng coóng ở phi trường, và giờ đây đang quản trị cả một vùng ẩm thực trong một “ khu Hợp Lưu.”   Giới sành ăn đã phao lên là lúy sẽ là một Bocuse mới.

Paul Bocuse, tuy đã tám-mươi-ba nhưng vẫn đâu chịu ở không.  Từ 1965 ông đã chiếm hữu ba sao Michelin quí báu-- có giá trị hàng đầu trong bậc thang văn hóa ẩm thực của Pháp--nhờ để ý chi tiết đến nghệ thuật nấu nướng giản dị của địa phương.  Ông là người lợi khẩu và là một đầu bếp siêu sao đầu tiên có hình trên trang bìa báo Times.  Ông cũng là người chủ trương phải dùng rau ráng tươi trồng trong vùng.  Daniel Boulud, một đồng hương Lyonnais đã từng làm việc trong bếp của Bocuse, có lần gọi ông là “ một báu vật của Pháp Quốc,”  Alain Ducasse thì gọi ông là “ giáo hoàng món ăn Tây,” mặc dù ai chẳng biết ông giáo hoàng này đang sống với ba bà khác nhau.

Buổi sáng hôm tới nơi, tôi gọi điện cho Martine, bà em họ đang làm phụ tá cho Bocuse.  “ Đến lúc mười một giờ,” bà ra lệnh bằng một giọng the thé bảo tôi đến L’Auberge du Pont de Collonges, nhà hàng ba sao Michelin nổi tiếng nằm trên bờ dòng sông Saône, do ông bà của Bocuse sáng lập.   Ngoài tiệm ăn chủ lực này,  Bocuse còn mở năm quán bia và một tiệm thức-ăn-liền ở Lyon, với sự phụ tá của người cánh tay mặt Jean Fleury, một thương gia có dáng lực lưỡng và cái mũi Tây cốt xì tảng.
Đế chế kiểu Tây này đã bắt đầu xây dựng từ lâu.  Trong thập niên 40’s, khi còn là một cậu bé, Bocuse đã tập sự với Mère Brazier, một trong những đầu bếp đầu tiên khai phá truyền thống nấu ăn Lyonnais giản dị mà ngon và là người phụ nữ đầu tiên nhận được ba sao Michelin.  Sau đó ông làm việc tám năm tại La Pyramide với Ferdinand Point, một đầu bếp to con, vui vẻ và rộng rãi mà chính nhờ ông mà mới ra đời ngôi sao Michelin thứ ba.  

“ Collonges,” tôi nói với người tài xế tắc xi khó chịu ngoắc lại trong trung tâm của Lyon.  
“ Nhưng ổng không mở cửa bữa trưa,” hắn trả lời, nhìn quanh xem còn ai mà không biết Paul Bocuse không mở cửa bữa trưa.  Rồi hắn tả chi tiết bữa ăn hai-mươi-ba năm trước đây, nhân dịp sinh nhật sáu-mươi của bà nhạc mẫu của hắn.  

Tôi ngạc nhiên vì màu xanh sặc sỡ của cái auberge chỏi sắc với cánh cửa đỏ viền cam, nhưng sự dạn dĩ của chúng làm tôi mỉm cười.   Những bích họa đầy màu sắc gần đó (lại màu xanh và cam) thuật lại lịch sử ẩm thực, bắt đầu bằng bài thơ ca tụng Marie-Antonin Carême--đầu bếp đầu tiên thời Napoleon đã hệ thống hóa nghệ thuật nấu ăn Tây--và một bức phông vẽ hình Fernand Point và vợ là Mado Point.

Một lá cờ Mỹ bay phần phật trên nóc nhà hàng để tôn vinh những anh hùng cứu tinh của Normandy.  Lyon đã từng là ổ kháng chiến của người Pháp và Bocuse vừa đăng lính ở cái tuổi mười tám thì bị thương và đã được mấy anh lính Mỹ tận tình chữa trị.  

“ Sylvie?”

Ông tuy không phải cha tôi, nhưng có cái gì gần gũi quen thuộc trong vẻ tự tin của người đàn ông trọc đầu và lực lưỡng này.  Ông ăn mặc đúng mốt với quần đen áo polo, và người đầu bếp mà mọi người gọi là Monsieur Paul sẵn sàng để được phỏng vấn.    Ông lịch sực hỏi về đời sống của tôi ở New York.  Chuyện trò vui vẻ như pháo rang xong, tôi lái câu chuyện trở lại bếp núc.

“ Món ăn muốn ngon thì phải thực phẩm phải ngon,” ông giải thích, nói thêm là trong thế giới của ông, thực khách quyết định, đầu bếp không,  Xu hướng? “ Thì cũng như thời trang vậy, khi thì vắy ngắn, lúc lại váy dài.  Moa thì váy nào cũng thích. “  

Chuyện vừa vãn thì Bocuse bất thình đứng lên, “ Em phải ăn tối ở đây, rủ thêm một người bạn.”  Tôi không cãi mà cũng chẳng nói là phải đi xe lửa đến Paris để tối nay bay về New York.  Không cần biết.  Tôi sẽ ăn tối tại Paul Bocuse tối nay, trong khi con tôi ở New York sẽ không hiểu tại sao và chồng tôi sẽ cắn răng làm bộ thông cảm.  

Tôi hôm ấy,  Blandine, người bạn Lyonnais và cũng là một tín đồ ẩm thực, và tôi cười khúc khích như hai con bé học trò trong khi tiến tới gần nhà hàng dưới cơn mưa tầm tã.  Tôi chưa quen nó lâu nhưng lối nó lim dim con mắt khi thưởng thức một miếng foie gras cho tôi biết nó là đứa tòng phạm lý tưởng.  Monsieur Paul, trông lịch sự trong chiếc áo sơ mi trắng hồ cứng nhắc, hôn lên má rồi dắt chúng tôi vào một cái bàn tròn trong góc, dưới sự để ý của một anh đầu bếp đội chiếc nón chóp.


Đồ trần thiết kiểu cổ điển, với đèn chùm pha lê, gương cổ, bàn ghế mộc mạc, và rèm cửa dầy nặng, được chiếu soi dưới ánh của hàng ngàn bóng đèn.  Bầu không khí đầy sôi động.  Thực khách hớn hở, chuẩn bị cho một kinh nghiệm ngàn năm một thuở.  Có người đã phải đợi nhiều tháng mới có được bàn.  Chúng tôi nghển cổ nhìn sang bàn bên cạnh xem món gì được mang ra bởi những người bồi ăn mặc quần đen áo trắng thanh lịch như vũ công ballet, tay bưng những khay bạc óng ánh và mâm đồng nghi ngút khói.  

Chúng tôi khai mạc với món soupe aux truffles noires V.G.E nổi tiếng, một món khai vị xứng đáng cho tổng thống ăn mà Bocuse đã chế biến năm 1975 cho bữa ăn trưa của tổng thống Pháp lúc ấy là Valéry Giscard d’Estaing sau khi Bocuse được đề cử Chevalier de la Légion d’Honner ( Bắc Đẩu Bội Tinh Hiệp Sĩ).

Mùi hương ngào ngạt của truffle bốc lên từ một quả khinh khí cầu phồng vàng neo trong cái tô tráng men có nắp.  Tôi dùng  thìa sọc thủng lớp vỏ giòn rộm.  Truffle trộn với foie gras cũng chẳng có gì mới mẻ nhưng cái hương vị đậm đà của nước dùng làm ông thần khẩu thêm phần ngây ngất.  Khi sang tới món  filet de sole aux nouilles Fernand Point  rồi pigeon en feuilleté au chou nouveau, thì tôi chợt hiểu là ăn ở Bocuse không chỉ thức ăn ngon mà còn là nỗi khoái lạc trên nhiều hình thức khác nhau.

Tôi không tìm thấy cha tôi ở Lyon.  Tiệm phó mắt nơi ông hay mua fromage blanc, tiệm Mère Brazier và Fernand Point-- đều đã không còn.  Nhưng ngồi trong ngôi phòng ăn đầy “bản sắc” của Bocuse với tấm khăn bàn dầy cộm, thưởng thức những món ăn bất hủ mà trước đây tôi chỉ được đọc trong sách vở, thì tôi đã có thể nếm được quá khứ, và như thế là quá đủ rồi.